Sức khỏe

Dùng rượu thuốc sao cho đúng?

PNO - Rượu thuốc cần được dùng đúng liều lượng và phù hợp với thể trạng, bệnh lý thì mới phát huy công dụng lưu thông huyết mạch, trừ phong tà, hàn tà; bồi bổ sức khỏe...

Nguyên tắc chung là không uống quá 100ml rượu thuốc/ngày, nên uống chén nhỏ chung với bữa ăn. Không dùng rượu xoa bóp bên ngoài ở vùng da bị sưng nóng, đỏ, đau, vết thương hở… Rượu dùng để ngâm là rượu gạo nguyên chất 30 - 40 độ cồn (nếu ngâm để uống), hoặc trên 60 độ nếu ngâm để xoa bóp bên ngoài. Tỷ lệ khi ngâm thuốc khô với rượu là 1:8, 100g thuốc: 800ml rượu; dạng tươi thì thuốc phải ngập hoàn toàn trong rượu. Đựng trong bình có nắp đậy thật kín, lắc đều vài lần/ngày, ngâm tối thiểu tám ngày đến vài tháng. Sau khi đã ngâm đủ ngày, gạn lấy dịch ngâm, ép phần bã để lấy dịch ép. Trộn đều hai loại dịch này, để lắng từ 2 - 4 ngày, lọc lấy phần dịch trong để uống/xoa bóp.

uong-thuoc-bo-than-_431654446006.jpg
Các vị thuốc dùng để ngâm rượu

Rượu xoa bóp: Làm ấm cơ thể, giãn gân cốt, thông kinh mạch, giảm đau mỏi trong các bệnh lý về cơ xương khớp, cảm phong hàn thấp…

Rượu gừng: Gừng sẻ già, rửa sạch, ngâm nước muối hạt và rửa sạch lại, để ráo nước, đập giập hoặc giã nát, cho vào rượu (hoặc cồn ethanol tinh khiết 90 độ) ngâm, sau một tháng có thể sử dụng. 

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Rượu trừ đau nhức do phong thấp: 20g quế vụn, 10g ráy dại, 20g địa liền, 5g long não. Các vị thuốc đã được làm sạch, thái mỏng, phơi khô, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu 60 độ. Sau khoảng mười ngày có thể dùng.

Rượu tan máu bầm: 40g huyết giác, 20g thiên niên kiện, 12g đại hồi, 12g quế chi, 15g long não, 20 địa liền, 1 lít rượu (hoặc cồn ethanol tinh khiết 70 độ). Các vị thuốc (trừ long não) đem tán bột, ngâm trong rượu bảy ngày; gạn lấy dịch chiết, để lắng 2 - 3 ngày, lọc lấy dịch trong, cho bột long não vào khuấy tan, thêm rượu cho đủ 1 lít. Dùng xoa bóp làm dịu các vết thương tụ máu, bầm tím.

Rượu uống: Chỉ nên uống rượu thuốc khi bước vào tuổi trung và cao niên, cơ thể có dấu hiệu suy giảm thể lực. 

Rượu hỗ trợ tiêu hóa: Thảo dược tươi như sơn tra (táo mèo/táo gai), mơ, mận… nên chọn quả chín tươi ngon để ngâm, sau khoảng ba tháng có thể dùng. 

Rượu bồi bổ sức khỏe: Thường được phối hợp từ các vị thuốc bổ khí huyết, âm dương như nhân sâm, đảng sâm, đinh lăng, đương quy, hà thủ ô, câu kỷ tử, ba kích, cốt toái bổ, đỗ trọng, nhục thung dung… Rượu đương quy/hà thủ ô/rượu câu kỷ tử giúp bổ huyết, bổ âm, sáng mắt, rất phù hợp cho phụ nữ. Rượu dâu tằm giúp bổ máu huyết, bổ thận, tăng sinh tân dịch cho cơ thể… Rượu đỗ trọng, ba kích, cốt toái bổ, đỗ trọng, nhục thung dung… giúp bổ dương khí, bổ thận, cường gân cốt, tăng cường sinh lực nam giới…

Rượu chữa đau mỏi xương khớp: Nghệ đen, nghệ vàng, trần bì, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), thiên niên kiện, nhục quế, mỗi vị 20g; rễ nhàu 40g, 10g quả ô môi, 30g đỗ trọng, 2 lít rượu trắng. Tất cả ngâm với rượu trong mười ngày. Sau khi lọc được rượu thuốc theo hướng dẫn chung ở trên, pha thêm vào 1 lít nước đường. Uống mỗi ngày 60ml, chia hai lần. 

Mộc Nguyên (Hội Đông y quận Phú Nhuận)

 

 

Cùng chuyên mục

Khuôn mặt của bé có '4 đặc điểm' này cho thấy tương lai sẽ rất thông minh, bố mẹ xuýt xoa nhé!

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật rốn gan

Sự khác biệt giữa chạy bộ 30 phút vào buổi sáng và 60 phút đi bộ vào buổi tối? Có nhiều điều nên biết

Vị thuốc bổ huyết cho người ăn chay

Ngày 26/6: Không có người tử vong, 32 tỉnh thành không có ca COVID-19 mới

5 mẹo giúp cải thiện tình trạng tóc bết, nhờn và rụng

Vỏ chuối trở thành xu hướng ẩm thực tốt cho sức khỏe

Tại sao bệnh ung thư gan ngày càng gia tăng? Uống rượu bia sai cách, 3 thực phẩm phổ biến hại gan nên cảnh giác

Ung thư 'phát triển tốt nhất khi bạn NGỦ': Các nhà khoa học cảnh báo các khối u 'thức giấc' trong đêm

Hiểm họa từ giảm cân “thần tốc” bằng thuốc tiêm tan mỡ