Sức khỏe

Béo phì gây ra những bệnh gì? Nguy cơ của béo phì bạn phải nhận biết ngay

TP. Hồ Chí Minh chiếm đến 18% tổng số tỷ lệ người thừa cân, béo phì trên cả nước. Vậy béo phì gây ra những bệnh gì? Béo phì gây ra những nguy cơ gì mà bạn phải nhận biết ngay để phòng ngừa? Hãy cùng Phòng khám Quốc tế Dr. Kim tham khảo qua bài viết dưới đây.

Béo phì là gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện béo phì được xem là bệnh mạn tính, đòi hỏi phải theo dõi, kiểm soát và điều trị béo phì lâu dài.

Phần lớn trẻ thừa cân, béo phì sống ở những quốc gia đang phát triển, với tốc độ gia tăng hơn 30% so với các nước phát triển. Không riêng các quốc gia có thu nhập cao, hiện béo phì đang gia tăng cả ở những nước thu nhập thấp.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, trong 41 năm (1975 – 2016), tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi 5 – 19 trên toàn cầu bị thừa cân, béo phì tăng hơn 4 lần, từ 4% lên 18%. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính, riêng giai đoạn năm 2017 – 2018, nước này có đến 42,4% dân số từ 20 tuổi trở lên bị béo phì.

Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) một công cụ được sử dụng để đo lượng mỡ dựa trên chiều cao và cân nặng. Đây là chỉ số được áp dụng để phân loại thừa cân và béo phì. BMI chuẩn được tính theo công thức: khối lượng cơ thể (kilogam) chia cho bình phương chiều cao cơ thể (mét), đơn vị kg/m². Với người trưởng thành, chỉ số khối cơ thể BMI được xác định như sau:

  • Chỉ số BMI dưới 18,5: thiếu cân.
  • Chỉ số BMI từ 18,5 đến dưới 25: bình thường.
  • Chỉ số BMI từ 25 đến dưới 30: thừa cân.
  • Chỉ số BMI từ 30 trở lên: béo phì.

Trẻ trên 2 tuổi hoặc một thiếu niên béo phì khi chỉ số BMI lớn hơn 95% so với các bạn đồng trang lứa.

Hầu hết, BMI không trực tiếp đo lường mà chỉ cung cấp những thông tin lý tưởng về lượng mỡ trong cơ thể. Vì vậy, với một số đối tượng, chẳng hạn như vận động viên cơ bắp, chỉ số này có thể ở mức béo phì mặc dù lượng mỡ thừa trong cơ thể họ không nhiều.

Béo phì được chia thành các loại:

  • Béo phì độ 1: chỉ số BMI từ 30 đến dưới 35kg/m².
  • Béo phì độ 2: chỉ số BMI từ 35 đến dưới 40kg/m².
  • Béo phì độ 3 (hay béo phì nghiêm trọng): BMI từ 40kg/m² trở lên.

Nguyên nhân gây béo phì

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì:

  • Di truyền: những nghiên cứu gần đây cho thấy béo phì có sự xuất hiện của gen di truyền (di truyền đa gen).
  • Thói quen sống không lành mạnh: ăn uống các loại thực phẩm gây béo phì có hàm lượng calo cao, thức ăn nhanh, tiêu thụ ít trái cây và rau quả, lười vận động,…
  • Tuổi tác: béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi cơ thể già đi, nội tiết tố thay đổi và lối sống ít vận động dễ làm tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, lượng cơ bắp trong cơ thể có xu hướng giảm dần theo tuổi tác, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất dẫn đến tăng cân.
  • Thai phụ: trọng lượng cơ thể tăng lên trong thời gian mang thai và khó giảm sau sinh.
  • Người mắc một số bệnh: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Prader-willi, hội chứng Cushing, suy giáp hay viêm xương khớp (OA),…

Béo phì là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Béo phì gây ra những bệnh gì?

Không như người bình thường, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc những bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường,…

1. Tim và đột quỵ

Béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tim. Ở người béo phì, mỡ bọc kín tim khiến tim khó co bóp. Hoặc mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim.

Người béo phì có huyết áp cao, lượng đường và cholesterol bất thường, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não, đột quỵ. Một đánh giá năm 2010 của 25 nghiên cứu, thu hút 2,3 triệu người tham gia cho thấy, béo phì có thể gây đột quỵ đến 64%.

2. Bệnh tiểu đường type 2

Béo phì khiến hormone insulin hoạt động không hiệu quả. Lúc này, tuyến tụy sẽ sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng kéo dài, việc sản sinh insulin của tuyến tụy giảm khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy, nam giới béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao gấp 7 lần người bình thường, trong khi tỷ lệ này ở nữ là 12.

3. Ung thư

Thừa cân và béo phì có liên quan đến 13 loại ung thư khác nhau như: vú, túi mật, tuyến tụy, thận, cổ tử cung,… Những bệnh này chiếm 40% trong tất cả các ung thư được chẩn đoán.

4. Bệnh túi mật

Túi mật chịu trách nhiệm chứa, dự trữ dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết. Người béo phì có lượng cholesterol cao hoặc túi mật hoạt động không tốt khiến mật tích tụ và cứng lại hình thành sỏi.

5. Viêm xương khớp

Béo phì gây ra một loạt các bệnh về cơ xương khớp ở người trưởng thành. Trọng lượng cơ thể quá nặng có thể làm tăng áp lực gây đau đầu gối, hông và bàn chân. Đồng thời, hạn chế khả năng vận động, dễ chấn thương khớp. Chất béo dư thừa tạo ra một số chất trung gian gây viêm, ảnh hưởng đến các mô khớp, làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dẫn chứng, cứ 3 người béo phì có 1 trường hợp viêm xương khớp. Tăng 5kg cân nặng, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối tăng lên 36%.

Béo phì ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

6. Bệnh gout

Bệnh gout (hay thống phong) một dạng viêm khớp phổ biến. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc gout, bởi có nhiều mô, cơ luân chuyển, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric dưới dạng chất thải chuyển hóa. Bình thường, chỉ số acid uric trong máu được duy trì một cố định, ở nam là 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L với nữ. Khi thận không đào thải được hoặc cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout.

Người bệnh gout phải chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo đó là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được.

7. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường có những cơn ngừng thở ngắn trên 10 giây. Ở người thừa cân, béo phì, lượng mỡ phân bố nhiều quanh đường hô hấp trên dẫn đến hẹp đường thở. Khi cân nặng tăng 10%, nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng gấp 6 lần. Trong một nghiên cứu khác, có đến 21% nam giới thừa cân, béo phì gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ mức độ vừa và nặng. Tương tự, với phụ nữ, ngưng thở khi ngủ gặp ở 9% người thừa cân và 22% béo phì.

8. Suy giảm hệ miễn dịch

Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém, nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh. Vì thế, đối tượng này dễ mắc các bệnh thông thường, nhiễm trùng.

9. Bệnh hô hấp

Người béo phì thường mắc chứng ngưng thở khi ngủ, giảm thông khí. Hội chứng giảm thông khí do béo phì nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng. Ngoài ra, béo phì khiến khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng, khiến người bệnh phải thở nhanh, nông. Đồng thời, làm các bệnh hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ nặng hơn.

10. Bệnh tiêu hóa

Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Theo đó, người béo phì dễ mắc sỏi mật, chức năng gan suy giảm, ruột nhiễm mỡ. Chất béo dư thừa có thể gây hại hoặc khiến các mô sẹo phát triển dẫn đến xơ gan. Lượng mỡ tích tụ nhiều gây bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh thường không có triệu chứng, lâu dần dẫn đến suy gan.

11. Vô sinh

Béo phì ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản. Thống kê cho thấy, phụ nữ từ 18 – 40 tuổi, hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10% – 15% có thể gây suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, đồng thời, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ.

Với nam giới, béo phì cũng gây một số ảnh hưởng như: giảm hormone testosterone (hormone sinh dục nam), rối loạn cương dương, vô sinh,…

12. Biến chứng béo phì khi mang thai

Béo phì khi mang thai có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, thai nhi và sự phát triển của trẻ sau này.

Béo phì ở phụ nữ mang thai có thể gặp những biến chứng như: sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… Một nghiên cứu cho thấy, hơn 60% phụ nữ có chỉ số BMI trên 40 mắc một trong những biến chứng trên khi mang thai. Với thai nhi, trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao,…

13. Tác động đến tâm lý

Béo phì với thân hình quá khổ khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp, khép mình, kém chủ động, hiệu quả công việc thấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người béo phì dễ bị tác động tâm lý và có nguy cơ mắc trầm cảm cao.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa béo phì.

Phòng ngừa béo phì

Có nhiều cách để phòng ngừa béo phì. Có thể liệt kê một số phương pháp như: chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và luyện tập cơ thể thường xuyên.

1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chúng ta có thể tăng tỷ lệ giảm cân thành công bằng cách thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Điều này có thể bao gồm:

  • Đặt mục tiêu giảm cân thực tế. Chỉ cần giảm 3% trọng lượng cơ thể ban đầu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh.
  • Ăn chậm hơn và tập trung khi ăn, không bị phân tâm khi xem TV.
  • Chủ động tránh bị lôi cuốn vào việc ăn quá nhiều.
  • Kêu gọi gia đình và bạn bè cùng hỗ trợ giảm cân bằng cách tạo động lực cho bạn.
  • Theo dõi sự tiến bộ của bản thân bằng cách cân thường xuyên và ghi chép lại.
  • Nhận hỗ trợ tâm lý từ một chuyên gia y tế về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn thay đổi cách nghĩ về thực phẩm và cách ăn uống. Các kỹ thuật tâm lý trị liệu như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) sẽ có tác động tích cực đến người bệnh.

2. Chế độ ăn uống khoa học

Hầu hết mọi người nên giảm 600 calo nạp vào năng lượng mỗi ngày nếu muốn giảm từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần. Với đàn ông điều này có nghĩa không tiêu thụ quá 1.900 calo mỗi ngày, còn phụ nữ không quá 1.400 calo mỗi ngày. Cách tốt nhất là thay các thực phẩm gây béo phì và giàu năng lượng như thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn và đồ uống có đường (bao gồm cả rượu) bằng các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm:

  • Nhiều trái cây và rau quả.
  • Các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống,… (lý tưởng nhất là các loại ngũ cốc nguyên hạt và nhiều chất xơ).
  • Sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Thịt, cá, trứng, đậu và các nguồn protein từ thực vật.
  • Ăn ít thức ăn dầu mỡ và hạn chế đồ uống có đường.

3. Giảm béo với công nghệ Slim Biotech từ Phòng khám Quốc tế Dr. Kim

Dr. Kim là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giảm béo công nghệ cao tại thị trường Việt Nam với hơn 15 năm kinh nghiệm. Trong suốt 15 năm qua, chúng tôi đã giúp hàng nghìn khách hàng sở hữu một vóc dáng chuẩn và cơ thể khỏe đẹp và tạo nên một chỗ đứng vững chắc trong thị trường dịch vụ giảm béo. Trong quá trình hoạt động của mình, chúng tôi liên tục cập nhật những công nghệ giảm béo hiện đại tân tiến nhất và nâng cấp máy móc với số lượng lớn để phục vụ các khách hàng của mình.

Dr. Kim không chỉ mang đến các máy móc, các công nghệ giảm béo mà còn mang đến giải pháp giảm béo với các ma trận hủy mỡ độc quyền mà chỉ Dr. Kim mới có. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt của chúng tôi so với thị trường giảm béo đang ngày càng phát triển rầm rộ hiện nay.

Chúng tôi luôn đặt tiêu chí giảm mỡ chuẩn khoa học để phát triển các liệu trình giảm béo của mình giúp mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo duy trì cơ thể khỏe đẹp, nói không với các phương pháp phản khoa học như thuốc, trà giảm cân,… hay tiêm chích hút mỡ.

Tại Dr. Kim phân ra quy trình 6 bước giảm mỡ tương ứng với các tình trạng mỡ khác nhau, từ hủy các tảng mỡ to cứng nhất đến tỉa các vùng mỡ nhỏ, săn da và tạo cơ điêu khắc body. Mỗi khách hàng khi đến phòng khám sẽ được chuyên viên kiểm tra tình trạng mỡ, độ dày độ cứng của mỡ để đưa ra liệu trình giảm mỡ phù hợp và tối ưu hiệu quả nhất.

Với cơ sở vật chất chuẩn 5 sao, máy móc hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp tận tâm, nhân viên nhiệt tình, thật thà có sao nói vậy, làm được như thế nào tư vấn đúng như thế và hiệu quả đúng như cam kết với khách hàng, Phòng khám Quốc tế Dr. Kim là viện giảm béo công nghệ cao uy tín được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn để lấy lại vóc dáng và thân hình khỏe đẹp của mình.

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ DR. KIM - SẮC KHOẺ, CHÌA KHOÁ SẮC ĐẸP HIỆN ĐẠI

Hotline 1: 0375.96.3399

Hotline 2: 0365.93.1166

15-19 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Cùng chuyên mục

NƠI TRAO TRỌN NIỀM TIN CÙNG Ths.BS NGUYỄN VĂN TRÍ DŨNG

PHÒNG KHÁM BB BEAUTY MANG TRẢI NGHIỆM MỚI CHO KHÁCH HÀNG

Ngày 26/6: Không có người tử vong, 32 tỉnh thành không có ca COVID-19 mới

5 mẹo giúp cải thiện tình trạng tóc bết, nhờn và rụng

Vỏ chuối trở thành xu hướng ẩm thực tốt cho sức khỏe

Tại sao bệnh ung thư gan ngày càng gia tăng? Uống rượu bia sai cách, 3 thực phẩm phổ biến hại gan nên cảnh giác

Ung thư 'phát triển tốt nhất khi bạn NGỦ': Các nhà khoa học cảnh báo các khối u 'thức giấc' trong đêm

Hiểm họa từ giảm cân “thần tốc” bằng thuốc tiêm tan mỡ

Hú hồn, giảm cân theo lời đồn… cô gái trẻ nhận lại bài học nhớ đời

Làm thế nào để ngủ ngon vào mùa hè?